2 Comments

Em chào chị, xin phép được xưng em với chị ạ.

Em là một người viết con con, chủ yếu trên mạng xã hội nên cũng rất thấm thía cảm giác: muốn bày tỏ mình với thế giới thông qua chữ nghĩa.

Em không viết về các chủ đề nặng đô như quân sự hay chính trị. Vậy nên, cái mình vô thức thể hiện không phải quan điểm mà là cảm xúc, nhất là các nỗi đau. Mình cứ hay bị phô bày qua các tình tiết, lập luận trên giấy vì ngoài đời mình không có chỗ thể hiện.

Cho tới một lần em tự đọc lại và thấy hoảng sợ. Trong bài viết có quá nhiều cảm xúc hậm hực. Vài bài khai thác từ chính tình huống tiêu cực mà mình cứ nhớ mãi ở quá khứ.

Nó nguy hiểm vì mình và người đọc chẳng có lợi lộc gì. Chẳng qua cả hai cùng nhìn lại các ký ức mang tiêu cực, tự thương thân trách phận rồi ôm nhau chìm vậy thôi.

Chị có viết một vài "ngôi sao'' đã có độc giả lại tự nhiên thích phát biểu nhiều hơn. Có vẻ là vì những người ủng hộ sẽ tiếp tục ủng hộ, những người ngược quan điểm lại giúp bài có tương tác hơn.

Nhưng mà trước kia, em - không phải ngôi sao gì hết, nhờ viết bài tiêu cực, thiếu chủ ý tốt mà có được người like/share, đâm ra cứ thế mà viết tiếp. Vì cái tiêu cực cũng dễ thu hút sự quan tâm hơn.

Ý em là, các "ngôi sao'' bắt đầu phát biểu linh tinh. Và việc phát biểu linh tinh cũng dễ khiến một người cảm giác mình "ngôi sao" khi thu hút được nhiều người chị ạ.

Bây giờ em tưởng tượng có ai đọc những phát ngôn phiến diện của mình thì mình cũng mang tội dữ lắm. Mà đó cũng là cách trả thù đời bằng chữ viết, rất trẻ con.

Ngoài ra, về sau, em cũng vô tình nghe ai đó (thật sự không nhớ ra) nói rằng "Khi mình gặp ai đó càng giống mình thì càng phải cẩn thận để không lèo lái họ đi theo hướng giống mình''.

Em thấy lời đó đúng đắn và cũng tập nghĩ kĩ lưỡng cho độc giả trước khi viết, với tư cách người viết. Nhưng khó lắm chị ạ.

Nhiều lúc quá trớn vẫn "xổ" ra nhiều ý kiến cá nhân linh tinh.

Nhiều lúc cũng tủi thân sao mình viết mà không được phô bày cái tôi ra.

Nhưng mà ráng thì cũng dần hiểu rằng quan điểm, bản tính mình không phải yếu tố duy nhất nói lên con người mình. Từ chính mục đích bài viết, văn phong, tinh thần mình chọn đã làm nên mình rồi. Mà độc giả cũng không cần thấy mình làm gì. Nếu mà họ được thấy họ, ở phiên bản không độc hại, ít phiến diện nhất, thì mình cũng vui hơn.

Em thấy việc viết lách hay ở chỗ: ai cũng có cách thể hiện. Nhưng nó thú vị ở chỗ: phải tự tìm cách riêng để bản thân mình không lấn át độc giả.

Em làm rõ được nhiều từ bài viết của chị, nhất là đoạn các nguy cơ tiềm ẩn của việc viết tất cả những vấn đề mình nghĩ.

Cám ơn chị vì chuyên mục Nghề viết để em được theo dõi và luyện tập.

Chúc chị một ngày tốt lành chị nha!

Expand full comment

Hi Thanh Tâm, cái ý này em nói, "Nhưng mà trước kia, em - không phải ngôi sao gì hết, nhờ viết bài tiêu cực, thiếu chủ ý tốt mà có được người like/share, đâm ra cứ thế mà viết tiếp. Vì cái tiêu cực cũng dễ thu hút sự quan tâm hơn." thực ra nếu em có làm content marketing thì em sẽ để ý, đây là strategy chung của một số mạng xã hội lớn, vì cảm giác thù địch, căm ghét, giận dữ luôn tạo ra lượng phản hồi nhiều và dữ dội hơn các content bình thường (như khoa học, giải thích, lý giải....), khi thuật toán học được thói quen này, sẽ loop lại bằng cách cho các dạng bài viết này nổi trội và xuất hiện thường xuyên hơn. Đây không phải là dạng mà ta có thể gọi là đổ lỗi cho toàn xã hội vì xã hội quá xấu xí, nhưng không phải như vậy, thuật toán của MXH (điển hình là FB và Twitter) là những nhân tố chủ động gây ra thái độ thù địch này. Vì vậy, khi là người viết trên MXH, ta phải để ý rằng sẽ có yếu tố này can thiệp vào những gì ta viết, thái độ ta viết.

Cảm ơn em đã chia sẻ <3 Chị hi vọng chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn về công việc này, như cách em bày tỏ để có thể hiểu mình đang làm gì á em.

Expand full comment