4 Comments

Đúng là như vậy, rác thải nhựa, túi nilon sẽ có một cuộc hành trình vĩ đại hơn chúng ta rất nhiều!

Nhiều khi em đi chợ xách cái túi to làm từ chất liệu giống như tải cám cò cám lợn đi, thậm chí là đi siêu thị, đem theo hộp nhựa nếu mua thịt, cá, đậu, đi ra hàng rau, hàng thịt, hàng đồ khô, mua bảo người bán cho hết vào túi này giúp em, không cần lấy túi nilon, vậy mà có người thì hiểu ý mình, có người thì vẫn cho vào túi nilon rồi đưa cho mình.

Có lần mua một gói bột nêm, nó cũng to như cái bàn tay thôi, mà chủ sạp hàng vẫn đúc vào 1 chiếc túi nilon và đưa cho mình, em đã nhất quyết đưa lại chiếc túi nilon và bỏ cái túi bột nêm vào túi quần và đi về.

Bởi một chiếc túi nilon thì giá trị nó không "lớn", và hơn hết nó được việc, nhanh, và điều này đã ăn sâu vào tư tưởng, thói quen của hầu hết chúng ta. Sau khi chúng được sử dụng, thì chúng ta - người sử dụng không quan tâm rằng mình có gặp lại chúng hay không, chúng có phân hủy nhanh hay chậm, có ảnh hưởng gì tới mình không, các số liệu các bài báo, mọi thông tin về hạt vi nhựa, rác thải nilon, rác thải khó phân hủy luôn xuất hiện hàng ngày, nhưng chúng ta gần như không để ý đến và cảm thấy mình không có trách nhiệm gì trong chuyện này cả.

Để thay đổi được thói quen này cũng là một thách thức lớn trong việc thay đổi nhận thức của mọi người, các chính sách thu gom xử lý, xử phạt, đóng góp, hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức... Khi mà các dự án về xử lý rác, tái chế vật liệu đều bị làm khó dễ, vướng mắc thủ tục pháp lý trong khi đó các dự án bất động sản, các khu đô thị, tái định cư, các nhà máy xí nghiệp cứ mọc lên nhanh chóng. Điều này cho thấy sự quan tâm tới rác thải là chưa đủ, mọi phong trào chỉ dừng lại ở khẩu hiệu và một mức độ thực hiện nào đó và chưa đạt được hiệu quả để giải quyết vấn đề rác thải.

Expand full comment

Hi Lâm, đúng như em nói, cảm giác "giá trị nó không "lớn"" là thứ khiến người dùng thẳng tay xài và hào phóng vứt bỏ. Nhưng trong kiểm soát hay quản lý, phớt lờ điều này vì mục đích gì cũng là biểu hiện của vô trách nhiệm và thiếu tri thức. Cảm ơn em.

Expand full comment

Trong một chuyến bảo tồn rùa biển ở Cù Lao Câu - Bình Thuận, khi nhìn thấy lượng rác thải đại dương mà trong đó có cả plastic và nhựa sử dụng một lần ở cầu cảng, nước biển đen xì, thế mà người dân ở đó vẫn vô tư tắm biển sáng. Em bị shock.

Một chuyến đi khác là ở vườn quốc gia Núi Chúa, ngoài việc canh rùa thì tụi em cũng có task khác là nhặt rác ở bãi. Ngày nào cũng nhặt nhưng ngày nào cũng thấy rác không biết từ đâu cứ đổ về. Đám tình nguyện viên nhặt xong thì phân loại. Chỗ tụi em ở di chuyển ra đường lớn phải đi bộ hơn 118 bậc tam cấp và một quãng dài. Nên việc phân loại rác cũng mang tính chất tương đối. Các chại pet thì bỏ vào 1 khu để anh bảo vệ công viên đá đem lên đường lớn bán, kiếm thêm thu nhập. Mủ xốp này nọ thì không còn cách nào khác là đi đốt. Đúng là bọn em cũng tìm ra được nguyên 1 bộ sưu tập dép các thể loại và màu sắc. Em còn nghĩ hay có khi nào gom lại rồi tạo thành 1 bức tranh tái chế không.

Nhưng đi nhặt rác như vậy cũng thú vị vì nhặt được nhiều thứ rất lạ. Có nhiều khi bọn em lụm lại để tái chế trang trí cho Hero House. Lụm lưới ma, dây thừng làm chuông gió. Mỗi người một tay đào bới kho báo của biển.

Em cũng có tham gia vào group bỏ phố về biển. Và thấy khá thú vị là đang nhiều người ở đô thị được tiếp cận với hình ảnh biển đầy rác và đang kêu gọi bảo vệ biển, nhặt rác. Chẳng mấy chốc thì biển sẽ giảm bớt plastic thôi.

Nay đang đầu hè, mùa du lịch đã bắt đầu!

Expand full comment

Hi em, cảm ơn em đã chia sẻ. Như em thấy, càng nhặt càng có, càng nhiều mỗi ngày. Chị thấy là rất nhiều cộng đồng địa phương đã phải "gánh" phần rác thải thẳng đến họ. Những cộng đồng ở đảo hay ven biển thường nghèo, họ gần như không có khả năng sở hữu giày Nikes tiền triệu hay thẻ tín dụng có tên nước ngoài, hay tã giấy hiện đại... rác ở biển đã trở thành cách để đo đoán xem nơi nào đủ giàu để đi dọn rác, hay nơi nào nghèo chỉ đủ sức mưu sinh và không thể chống lại những cơn bão tố rác rưởi đổ đến họ. Cảm ơn em đã viết <3

Expand full comment