5 Comments

Cảm ơn chị về bài viết, em đang có những câu hỏi tự đặt ra cho bản thân mà vẫn chưa thể có câu trả lời, e xin phép viết ra ở đây để xin ý kiến từ chị cũng như mọi người. Liệu chúng ta có thể hoàn toàn có cái nhìn không định kiến với tất cả mọi người ?

Expand full comment

Mình nghĩ là rất khó để nhìn mọi người mà không nảy sinh bất cứ cái nhìn định kiến nào. Một phần do thói quen, một phần có thể do bộ não mình thích đi đường tắt để ra kết luận (cái này mình tự nghĩ ra thôi keke).

Nhưng mình cho rằng điều quan trọng hơn là mình nghĩ gì, làm gì tiếp sau cái nhìn định kiến đó: tiếp tục để suy nghĩ định kiến dẫn dắt mình đi, hay nói ra định kiến của mình, hay tự phản tư để nhận ra là à mình đang có định kiến đấy, tại sao mình lại có cái nhìn như vậy, có cách nào khác để lý giải cho những gì mình đang nhìn thấy không... Từ đó mình sẽ có cái nhìn đa chiều hơn.

Expand full comment

"một phần có thể do bộ não mình thích đi đường tắt để ra kết luận" cái này mình nghĩ cuốn "Think Fast and Slow" có để cập đến (là chức năng của System 1).

Vậy liệu rằng mình phải chấp nhận rằng, những người mà mình gán cho họ "một định kiến nào đó", phải có "cơ hội" nào để họ chứng mình cho mình hay mình quan sát họ để có thể thay đổi cái định kiến ấy và nếu không có cái "cơ hội" đó, thì mình mãi mang theo định kiến đó luôn luôn. Ví dụ như trong câu chuyện trên, nếu tác giả không có cơ hội biết được thông tin về tình hình cuộc sống của Thắng, những suy nghĩ phản tư có điều kiện để xuất hiện hay không ?

Và mình đã từng tự suy nghĩ rằng, nếu mình là người có thể quyết định đến cuộc sống của một ai đó (leader trong team cần quyết định ai bị layoff chẳng hạn), với cái nhìn định kiến có sẵn và lại chẳng đủ thông tin và thời gian để tìm hiểu để phá tan định kiến đó, mình có thể đưa ra quyết định không công bằng với họ hay không ?

Expand full comment

Hay quá, cảm ơn bạn. Đối với mình, quá trình tự phản tư của mình sẽ diễn ra theo kiểu mình sẽ cố gắng để quan sát suy nghĩ của bản thân, và tự đặt câu hỏi tại sao mình lại suy nghĩ thế. Mình nghĩ cái này có thể rèn luyện, và bản thân mình có thể làm chủ được việc quan sát và phản tư như vậy chứ không cần chờ đợi cơ hội.

Về điều kiện để các suy nghĩ phản tư xuất hiện trong câu chuyện, thì thú thật là mình không chắc câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào nếu tác giả không có cơ hội biết thêm về cuộc sống của Thắng, một phần vì tác giả lúc đó cũng còn khá nhỏ tuổi nữa.

Nhưng từ góc độ trải nghiệm cá nhân của mình, thì mình thấy việc có am hiểu và kiến thức là một điều kiện để giúp mình tập quan sát và phản tư suy nghĩ bản thân. Ví dụ, mình đọc sách và tìm hiểu để biết được khái niệm, các giai đoạn, quá trình của một căn bệnh/ vấn đề tâm lý nào đó, triệu chứng của chúng. Khi triệu chứng (hay ví dụ, một luồng suy nghĩ nào đó) xuất hiện, mình có thể tạm dừng một chút để xem lại quá trình mọi thứ đang diễn ra, thử tìm cách lý giải nó. Đấy là với mình thôi, chứ mình cũng không khái quát nó thành công thức.

Còn về quan điểm của bạn đối với việc ra quyết định đến cuộc sống người khác, mình nghĩ rằng việc luôn ra quyết định đúng là không thể. Nhưng việc liên tục suy nghĩ và đặt ra câu hỏi về cách mình sống, cách mình tồn tại, cách mình đối xử với mọi người - bản thân nó đã là một sự rèn luyện rất tốt rồi, nó sẽ giúp mình đưa ra quyết định một cách cẩn trọng hơn. Với mình thì như vậy là đủ.

Expand full comment

Mình cảm ơn bạn nhiều về nhận xét chân thành và khách quan này nhé.

Expand full comment