Có một vài điểm mình thấy không thuyết phục lắm. Ví dụ nếu để xét đến tính hiệu quả cũng những hồ đã xây, câu hỏi không phải là "tại sao xây nhiều hồ thế mà vẫn 100k người thiếu nước sinh hoạt". Vẫn có thể có trường hợp, không hồ nào được xây, vào số lượng người đó là 200k, 300k,... chứ không phải là 100k. Nếu điều đó là đúng, thì những hồ đó có hiệu quả chứ không phải không.
Sau đó, khi mình đọc thêm thì mình phát hiện là các hồ này trong mùa bình thường (mùa có mưa, các nguồn sông suối ổn định) thì nó bình thường, còn tới mùa hạn (2020, 2016) chính là thời gian xảy ra thiên tai hạn hán, là lúc công năng và lý do khiến hồ được xây (tích nước để chống hạn, cung cấp nước tưới), thì các hồ này ko có ích gì hết, tất cả chúng đều cạn.
À những con số đó cũng chỉ là ví dụ thôi. Con số chính quyền đưa ra, mình cũng không tin và đặt nặng tính chính xác lắm. Cũng như chuyện đôi khi họ lúc nói thế này, lúc nói thế khác.
Ý chính của mình là kiểu suy luận "đã xây nhiều hồ nhưng vẫn còn thiếu nước -> chỉ có thể kết luận là phương pháp dùng hồ không hiệu quả" là không thuyết phục.
Kết luận đó có thể đúng hay sai, nhưng không thể đi đến kết luận đó bằng cách suy như thế được. Vẫn có thể có trường hợp là nếu không có những hồ này, việc thiếu nước đã xảy ra trầm trọng hơn nữa,... đại loại vậy.
Mình không nói nhà máy điện là hồ thủy lợi, nhưng để ví dụ thì như VN đã có rất nhiều nhà máy điện nhưng vẫn thiếu điện. Giải pháp là phải xây thêm chứ không thể nói là nhà máy điện vô ích được.
Còn chuyện đánh giá hậu quả thiên tai, như mình có nói ở comment khác, tuy 2020, 2016 là những năm ghi nhận "hạn hán", nhưng không có nghĩ chỉ những thời điểm đó là thiếu nước. Hạn khác với những sự kiện như lũ lụt, không chỉ thể đánh giá tình trạng thiếu nước ở một địa phương bằng nhìn vào những thời điểm đủ khắc nghiệt để ghi nhận là "hạn".
Nơi mình ở tuy không khắc nghiệt như Bình Thuận, nhưng mình cũng biết có giai đoạn thiếu mưa nông dân cũng trông chờ nước (nước mưa hay nước hồ thủy lợi) như thế nào, dù những thời điểm đó không ai ghi nhận là "hạn hán" hay gì cả.
Có lúc kể cả những hồ thủy lợi này cũng cạn nước, không giúp gì được. Nhưng không thể dùng điều đó để phủ nhận những lúc khác chúng hữu ích được. Cũng như nhà máy thủy điện, đến lúc cạn nước thì cũng thua. Giải pháp không nhất thiết là xây thêm nhà máy thủy điện (mà có thể là điện dạng khác), nhưng không thể nói chúng vô ích được.
tổng dân số người dân Hàm Thuân Nam mới nhất mình xem là 125k người à, nếu có hiệu quả thì hiệu quả mình thấy rất ít và nếu thêm 1 hồ nữa thì tính khả thi giải quyết trọn vẹn vấn đề mình thấy không có :v
Câu đầy đủ trong bài báo được trích là "Có khoảng 26.000 hộ dân với khoảng 97.000 nhân khẩu ở khu vực nông thôn tại 38 xã, phường, thị trấn thiếu nước sinh hoạt cục bộ". Tức là con số ~100k này không nằm trong giới hạn trong mỗi huyện Hàm Thuận Nam (huyện này chỉ có 12 xã + 1 thị trấn).
Tất nhiên những con số này đều từ một nguồn là chính quyền địa phương, mặc định với mình là sai số với thực tế là rất lớn. Nhưng đại ý là việc suy luận "có hồ rồi mà vẫn còn thiếu nước -> hồ không hiệu quả" là chưa đủ.
Nếu có điều kiện hơn, có thể so sánh 2 vùng gần giống nhau trong, nhưng một nơi có hồ, một nơi không. So trong một giai đoạn đủ dài, nếu nơi có hồ vẫn không cải thiện gì nhiều, thì lúc đó có thể tự tin kết luận hồ (do chính quyền nơi đó xây) không hiệu quả (tất nhiên phải xem xét liệu có yếu tố nào tác động nữa không).
Một điểm nữa là hạn hán và lũ lụt, khó có thể so sánh kiểu tần số (một cái vài năm mới có, một cái năm nào cũng có). Vì thiếu nước thì cũng nhiều mức độ, không như lũ đùng một cái nước biến mất hết đi. Có khi vẫn có nước, nhưng vào mùa khô ít dần đi và phải dùng rất tiết kiệm, và những năm khắc nghiệt hơn thì sẽ đến mức "hạn hán" (rất nhiều nơi không còn nước).
Những thiên tai thường xuyên này ảnh hưởng của chúng rất phức tạp, không thể dùng vài con số đơn giản như để miêu tả được. Ảnh hưởng đôi khi rất cục bộ. Ví dụ nơi mình ở (miền Trung), người dân chỉ sợ hạn chứ không sợ lũ lụt, nhưng về phía hạ lưu vài chục km thì ngược lại.
Có một vài điểm mình thấy không thuyết phục lắm. Ví dụ nếu để xét đến tính hiệu quả cũng những hồ đã xây, câu hỏi không phải là "tại sao xây nhiều hồ thế mà vẫn 100k người thiếu nước sinh hoạt". Vẫn có thể có trường hợp, không hồ nào được xây, vào số lượng người đó là 200k, 300k,... chứ không phải là 100k. Nếu điều đó là đúng, thì những hồ đó có hiệu quả chứ không phải không.
Hi bạn Tom, lý do mình đưa con số 100k này vào bài của mình là vì trước khi mình viết bài, các cơ quan tỉnh Bình Thuận đã dùng con số này biện giải cho chuyện phải có hồ. Tuy nhiên, cũng chính họ, vào tháng 3/2023 nói là các hồ đã xây đủ rồi và đã tưới đủ cho vùng: https://baobinhthuan.com.vn/ham-thuan-nam-phat-huy-loi-the-san-xuat-nong-nghiep-106616.html
Sau đó, khi mình đọc thêm thì mình phát hiện là các hồ này trong mùa bình thường (mùa có mưa, các nguồn sông suối ổn định) thì nó bình thường, còn tới mùa hạn (2020, 2016) chính là thời gian xảy ra thiên tai hạn hán, là lúc công năng và lý do khiến hồ được xây (tích nước để chống hạn, cung cấp nước tưới), thì các hồ này ko có ích gì hết, tất cả chúng đều cạn.
Các dự án hồ nước dạng này ở Bình Thuận rất nhiều (đã có 49 hồ hồ): https://thanhnien.vn/binh-thuan-chuyen-doi-hon-680-ha-rung-tu-nhien-de-xay-ho-thuy-loi-ka-pet-185230816171012584.htm?fbclid=IwAR0NAdlJh2tGNl5x69KMQ-rcJs89XyUQe_7iPAGhvUyc6g0Ui5_PqLMBz0c
À những con số đó cũng chỉ là ví dụ thôi. Con số chính quyền đưa ra, mình cũng không tin và đặt nặng tính chính xác lắm. Cũng như chuyện đôi khi họ lúc nói thế này, lúc nói thế khác.
Ý chính của mình là kiểu suy luận "đã xây nhiều hồ nhưng vẫn còn thiếu nước -> chỉ có thể kết luận là phương pháp dùng hồ không hiệu quả" là không thuyết phục.
Kết luận đó có thể đúng hay sai, nhưng không thể đi đến kết luận đó bằng cách suy như thế được. Vẫn có thể có trường hợp là nếu không có những hồ này, việc thiếu nước đã xảy ra trầm trọng hơn nữa,... đại loại vậy.
Mình không nói nhà máy điện là hồ thủy lợi, nhưng để ví dụ thì như VN đã có rất nhiều nhà máy điện nhưng vẫn thiếu điện. Giải pháp là phải xây thêm chứ không thể nói là nhà máy điện vô ích được.
Còn chuyện đánh giá hậu quả thiên tai, như mình có nói ở comment khác, tuy 2020, 2016 là những năm ghi nhận "hạn hán", nhưng không có nghĩ chỉ những thời điểm đó là thiếu nước. Hạn khác với những sự kiện như lũ lụt, không chỉ thể đánh giá tình trạng thiếu nước ở một địa phương bằng nhìn vào những thời điểm đủ khắc nghiệt để ghi nhận là "hạn".
Nơi mình ở tuy không khắc nghiệt như Bình Thuận, nhưng mình cũng biết có giai đoạn thiếu mưa nông dân cũng trông chờ nước (nước mưa hay nước hồ thủy lợi) như thế nào, dù những thời điểm đó không ai ghi nhận là "hạn hán" hay gì cả.
Có lúc kể cả những hồ thủy lợi này cũng cạn nước, không giúp gì được. Nhưng không thể dùng điều đó để phủ nhận những lúc khác chúng hữu ích được. Cũng như nhà máy thủy điện, đến lúc cạn nước thì cũng thua. Giải pháp không nhất thiết là xây thêm nhà máy thủy điện (mà có thể là điện dạng khác), nhưng không thể nói chúng vô ích được.
tổng dân số người dân Hàm Thuân Nam mới nhất mình xem là 125k người à, nếu có hiệu quả thì hiệu quả mình thấy rất ít và nếu thêm 1 hồ nữa thì tính khả thi giải quyết trọn vẹn vấn đề mình thấy không có :v
Câu đầy đủ trong bài báo được trích là "Có khoảng 26.000 hộ dân với khoảng 97.000 nhân khẩu ở khu vực nông thôn tại 38 xã, phường, thị trấn thiếu nước sinh hoạt cục bộ". Tức là con số ~100k này không nằm trong giới hạn trong mỗi huyện Hàm Thuận Nam (huyện này chỉ có 12 xã + 1 thị trấn).
Tất nhiên những con số này đều từ một nguồn là chính quyền địa phương, mặc định với mình là sai số với thực tế là rất lớn. Nhưng đại ý là việc suy luận "có hồ rồi mà vẫn còn thiếu nước -> hồ không hiệu quả" là chưa đủ.
Nếu có điều kiện hơn, có thể so sánh 2 vùng gần giống nhau trong, nhưng một nơi có hồ, một nơi không. So trong một giai đoạn đủ dài, nếu nơi có hồ vẫn không cải thiện gì nhiều, thì lúc đó có thể tự tin kết luận hồ (do chính quyền nơi đó xây) không hiệu quả (tất nhiên phải xem xét liệu có yếu tố nào tác động nữa không).
Một điểm nữa là hạn hán và lũ lụt, khó có thể so sánh kiểu tần số (một cái vài năm mới có, một cái năm nào cũng có). Vì thiếu nước thì cũng nhiều mức độ, không như lũ đùng một cái nước biến mất hết đi. Có khi vẫn có nước, nhưng vào mùa khô ít dần đi và phải dùng rất tiết kiệm, và những năm khắc nghiệt hơn thì sẽ đến mức "hạn hán" (rất nhiều nơi không còn nước).
Những thiên tai thường xuyên này ảnh hưởng của chúng rất phức tạp, không thể dùng vài con số đơn giản như để miêu tả được. Ảnh hưởng đôi khi rất cục bộ. Ví dụ nơi mình ở (miền Trung), người dân chỉ sợ hạn chứ không sợ lũ lụt, nhưng về phía hạ lưu vài chục km thì ngược lại.
tự nhiên đang bị tàn phá mỗi ngày: https://www.thiennhien.net/2023/08/31/unesco-de-nghi-cung-cap-thong-tin-khu-bao-ton-tien-hai-bi-thu-hep-90-dien-tich/