Tôi viết bài này vì đọc một bài của trang kulavietnam, và xem chương trình Have a Sip của Thùy Minh với chủ đề "Vai trò của giáo dục trong vòng lặp giàu nghèo".
Hi, mình muốn bình luận một vài điều mình suy ngẫm được sau khi đọc bài viết này.
1, Đoạn thứ 3: "Một ngành học điển hình ... một năm biến động".
Mình nghĩ bạn lấy ví dụ Trường Đại học Y dược TP.HCM là một ví dụ khá đặc thù. Ở đây bạn lấy một ví dụ nằm trong nhóm các trường đại học trọng điểm và còn nằm ở trung tâm kinh tế của đất nước vốn có mức sống và chi phí đắt đỏ hơn rất nhiều so với các trường địa phương. Thứ hai là trong năm 2020, việc tăng học phí đột ngột thêm đến 47,2 triệu đồng/năm của trường có nguyên nhân từ việc trường vừa đạt được trạng thái tự chủ tài chính và, như các trường khác, bị cắt ngân sách đầu tư cho giáo dục và bị buộc phải ép học phí tăng cao (dẫu vẫn tuân thủ các quy định về trần học phí) khi không có các nguồn thu nào khác đáng kể. Trừ khi chúng ta quan tâm đến cả khía cạnh chất lượng giáo dục, cơ hội phát triển năng lực, nghề nghiệp cho sinh viên, khả năng phân luồng các chương trình đào tạo cũng như nhu cầu học tập của người học, việc lựa chọn một cao đẳng y tế cộng đồng ở địa phương chưa được tự chủ ít ra cũng đảm bảo người học được đào tạo với một tấm bằng tốt nghiệp với giá cả phù hợp hơn.
2. Đoạn 14 đến Đoạn 17: "Trong phần tăng học phí ... không thể trang trải học phí"
Mình nghĩ là bạn hiểu sai về bảng biểu đó, bảng biểu đó không phải là sự gia tăng của mức học phí thấp lên cao mà là một khung học phí (mức sàn - mức trần) mà ở cấp Trung ương đặt ra cho các Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cho các cơ sở giáo dục thuộc địa phương mình. Nếu lấy nguồn của bạn thì Tờ trình Dự thảo đó đã hạ mức sàn xuống gấp 2, gấp 3 so với Nghị định 81, trên thực tế thì Nghị định sửa đổi bảo lưu mức học phí các địa phương đã đặt ra trong năm học 2021 - 2022 cho năm học 2023 - 2024 để giảm áp lực kinh tế (Nghị định sửa đổi này được ban hành trước khi bạn đăng bài này 7 ngày nên có lẽ vì thế mà bạn không biết đến ở thời điểm viết bài). Đa phần các địa phương đều nỗ lực đặt mục tiêu chi tiêu giáo dục hàng đầu khi đặt mức thu bằng với mức sàn quy định (bạn có thể tham khảo ở đây https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/51952/hoc-phi-nam-hoc-2023-2024-cua-63-tinh-thanh-tren-ca-nuoc). Một ví dụ là Đà Nẵng miễn học phí cho học sinh công lập và hỗ trợ học sinh tư thục bằng học phí công lập (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-quyet-50-2024-NQ-HDND-Ho-tro-hoc-phi-tre-em-mam-non-hoc-sinh-pho-thong-Da-Nang-620251.aspx). Điều này không liên quan trực tiếp đến giáo dục đại học trong thảo luận của chúng ta bởi vì các đại học được cấp ngân sách từ cơ quan chủ quản hoặc một số ít dự án đạt hàng của nhà nước mà còn chịu thêm cơ chế tự chủ, trong khi các trường mầm non, phổ thông thì mình chưa biết bất cứ trường hợp tự chủ nào cả nhưng ít nhất nó chứng minh được là các cơ quan nhà nước có cam kết với lời hứa đầu tư cho cấp học này.
3. Đối với câu chuyện bất bình đẳng giáo dục, bản thân mình hiện cũng là một sinh viên, gia đình mình có lẽ cũng cầm cự được mức học phí 42tr/năm và mình cũng cảm nhận được sức nặng rất lớn của "khoản đầu tư" này từ cả trải nghiệm cá nhân lẫn những chuyện kể day dứt hơn từ các bạn học với cả mức học phí ít hơn mình nhiều lần. Ngay cả "tính năng động cá nhân" được đề cập đến trong kulavietnam cũng có thể bao hàm rất nhiều trong đó sự may mắn, sự trao cơ hội từ những người ủng hộ và có thể là cả sự trung thành với chế độ. Cá nhân mình có tin tưởng vào sự cố gắng tự thân ít ra nếu không đạt được thành công mơ ước thì ít nhất cũng đủ duy trì cho bản thân và gia đình một cuộc đời đủ thoả mãn và hài lòng.
Theo dõi blog của chị đã lâu, đây là bình luận hiếm hoi mà mình viết vì cảm xúc mạnh mà bài viết để lại. Một quan điểm hay. Mình có theo dõi thường xuyên Have A Sip và các bài phỏng vấn của chị Thùy Minh, tuy nhiên 1 điều lạ là tập với Chi Nguyễn là tập mình thấy có 1 số lập luận ở bên kia quan điểm của 2 nhân vật, và các phản biệt đều hay, nhiều kiến thức mới.
Facts based, trải nghiệm cá nhân… và trên hết là TRỰC DIỆN, “ hitting to the point” có lẽ là cái chất của Khải Đơn , và điều này tạo ra một tác động đánh thức cho những ai đang mơ màng và phấn khích với những show giàu kịch tính, từ những người nổi tiếng.Là một lời nhắc nhở rất mạnh mẽ …Và điều đó ắt phải đi từ sự khiêm tốn , có mặt trọn vẹn với here & now!
Có những lần mình “được” những người bạn chọn để thổ lộ sự đau buồn cùng cực của họ.Mình chỉ biết trải lòng để lắng nghe, để có mặt cho họ mà không đưa ra một lời khuyên nào … Chỉ đơn giản là mình không có đủ khả năng và ở hoàn cảnh để có thể thấu hiểu…
Cho nên Thông Minh mà không đi với Tình thương thì mọi hành động có thể phản cảm…
Hi, mình muốn bình luận một vài điều mình suy ngẫm được sau khi đọc bài viết này.
1, Đoạn thứ 3: "Một ngành học điển hình ... một năm biến động".
Mình nghĩ bạn lấy ví dụ Trường Đại học Y dược TP.HCM là một ví dụ khá đặc thù. Ở đây bạn lấy một ví dụ nằm trong nhóm các trường đại học trọng điểm và còn nằm ở trung tâm kinh tế của đất nước vốn có mức sống và chi phí đắt đỏ hơn rất nhiều so với các trường địa phương. Thứ hai là trong năm 2020, việc tăng học phí đột ngột thêm đến 47,2 triệu đồng/năm của trường có nguyên nhân từ việc trường vừa đạt được trạng thái tự chủ tài chính và, như các trường khác, bị cắt ngân sách đầu tư cho giáo dục và bị buộc phải ép học phí tăng cao (dẫu vẫn tuân thủ các quy định về trần học phí) khi không có các nguồn thu nào khác đáng kể. Trừ khi chúng ta quan tâm đến cả khía cạnh chất lượng giáo dục, cơ hội phát triển năng lực, nghề nghiệp cho sinh viên, khả năng phân luồng các chương trình đào tạo cũng như nhu cầu học tập của người học, việc lựa chọn một cao đẳng y tế cộng đồng ở địa phương chưa được tự chủ ít ra cũng đảm bảo người học được đào tạo với một tấm bằng tốt nghiệp với giá cả phù hợp hơn.
2. Đoạn 14 đến Đoạn 17: "Trong phần tăng học phí ... không thể trang trải học phí"
Mình nghĩ là bạn hiểu sai về bảng biểu đó, bảng biểu đó không phải là sự gia tăng của mức học phí thấp lên cao mà là một khung học phí (mức sàn - mức trần) mà ở cấp Trung ương đặt ra cho các Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cho các cơ sở giáo dục thuộc địa phương mình. Nếu lấy nguồn của bạn thì Tờ trình Dự thảo đó đã hạ mức sàn xuống gấp 2, gấp 3 so với Nghị định 81, trên thực tế thì Nghị định sửa đổi bảo lưu mức học phí các địa phương đã đặt ra trong năm học 2021 - 2022 cho năm học 2023 - 2024 để giảm áp lực kinh tế (Nghị định sửa đổi này được ban hành trước khi bạn đăng bài này 7 ngày nên có lẽ vì thế mà bạn không biết đến ở thời điểm viết bài). Đa phần các địa phương đều nỗ lực đặt mục tiêu chi tiêu giáo dục hàng đầu khi đặt mức thu bằng với mức sàn quy định (bạn có thể tham khảo ở đây https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/51952/hoc-phi-nam-hoc-2023-2024-cua-63-tinh-thanh-tren-ca-nuoc). Một ví dụ là Đà Nẵng miễn học phí cho học sinh công lập và hỗ trợ học sinh tư thục bằng học phí công lập (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-quyet-50-2024-NQ-HDND-Ho-tro-hoc-phi-tre-em-mam-non-hoc-sinh-pho-thong-Da-Nang-620251.aspx). Điều này không liên quan trực tiếp đến giáo dục đại học trong thảo luận của chúng ta bởi vì các đại học được cấp ngân sách từ cơ quan chủ quản hoặc một số ít dự án đạt hàng của nhà nước mà còn chịu thêm cơ chế tự chủ, trong khi các trường mầm non, phổ thông thì mình chưa biết bất cứ trường hợp tự chủ nào cả nhưng ít nhất nó chứng minh được là các cơ quan nhà nước có cam kết với lời hứa đầu tư cho cấp học này.
3. Đối với câu chuyện bất bình đẳng giáo dục, bản thân mình hiện cũng là một sinh viên, gia đình mình có lẽ cũng cầm cự được mức học phí 42tr/năm và mình cũng cảm nhận được sức nặng rất lớn của "khoản đầu tư" này từ cả trải nghiệm cá nhân lẫn những chuyện kể day dứt hơn từ các bạn học với cả mức học phí ít hơn mình nhiều lần. Ngay cả "tính năng động cá nhân" được đề cập đến trong kulavietnam cũng có thể bao hàm rất nhiều trong đó sự may mắn, sự trao cơ hội từ những người ủng hộ và có thể là cả sự trung thành với chế độ. Cá nhân mình có tin tưởng vào sự cố gắng tự thân ít ra nếu không đạt được thành công mơ ước thì ít nhất cũng đủ duy trì cho bản thân và gia đình một cuộc đời đủ thoả mãn và hài lòng.
Thật sự cái bà Thuỳ Minh host dở vô cùng. Nhìn rất ư là ra vẻ, nhưng nói chuyện thì quá là tệ luôn.
Theo dõi blog của chị đã lâu, đây là bình luận hiếm hoi mà mình viết vì cảm xúc mạnh mà bài viết để lại. Một quan điểm hay. Mình có theo dõi thường xuyên Have A Sip và các bài phỏng vấn của chị Thùy Minh, tuy nhiên 1 điều lạ là tập với Chi Nguyễn là tập mình thấy có 1 số lập luận ở bên kia quan điểm của 2 nhân vật, và các phản biệt đều hay, nhiều kiến thức mới.
Facts based, trải nghiệm cá nhân… và trên hết là TRỰC DIỆN, “ hitting to the point” có lẽ là cái chất của Khải Đơn , và điều này tạo ra một tác động đánh thức cho những ai đang mơ màng và phấn khích với những show giàu kịch tính, từ những người nổi tiếng.Là một lời nhắc nhở rất mạnh mẽ …Và điều đó ắt phải đi từ sự khiêm tốn , có mặt trọn vẹn với here & now!
Có những lần mình “được” những người bạn chọn để thổ lộ sự đau buồn cùng cực của họ.Mình chỉ biết trải lòng để lắng nghe, để có mặt cho họ mà không đưa ra một lời khuyên nào … Chỉ đơn giản là mình không có đủ khả năng và ở hoàn cảnh để có thể thấu hiểu…
Cho nên Thông Minh mà không đi với Tình thương thì mọi hành động có thể phản cảm…